Tín dụng thương mại là gì? Tín dụng thương mại có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam, đặc điểm sẽ khác hơn những loại tín dụng khác.
Mục lục
Khái niệm
Tín dụng thương mại là gì?
Tín dụng thương mại là tín dụng thực hiện qua các việc mua bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ. Cụ thể, người bán là người vay và là người chuyển nhượng quyền sử dụng lượng sử dụng hàng hóa cho người mua (người đi vay). Người mua sẽ là người được phép sử dụng toàn bộ số vốn và phải hoàn trả số vốn đó cho người bán trong một khoản thời gian đã thỏa thuận.

Tín dụng ngân hàng là gì?
Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng (bên cho vay) với các cá nhân, khách hàng, doanh nghiệp (bên vay). Theo đó, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ chuyển nhượng một số vốn để đáp ứng được mục đích của bên vay trong một thời gian nhất định và bên vay phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ số tiền cả gốc và lãi.
Tín dụng nhà nước là gì?
Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay vốn giữa nhà nước với các cá nhân khác trong nền kinh tế, phục vụ và phát triển nền kinh tế nhà nước và đời sống của người dân.
Ví dụ về tín dụng thương mại
Doanh nghiệp A cần mua 10.000 bao lúa để sản xuất công nghiệp gạo, nhưng không đủ vốn để mua. Doanh nghiệp A đã tìm đến doanh nghiệp B để vay mua, nhưng doanh nghiệp B có điều kiện phải trả lãi khi mua. Doanh nghiệp A chịu mua tiến hành ký hợp đồng với doanh nghiệp B.
Ưu và nhược điểm của tín dụng thương mại là gì?
Cũng giống với các loại tín dụng khác, tín dụng thương mại cũng có ưu và nhược điểm như:
Ưu điểm
Tín dụng thương mại có tầm quan trọng với doanh nghiệp:
- Tín dụng thương mại được tham gia, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng thuận luân chuyển số vốn. Ngoài ra, tín dụng thương mại còn có thể giúp doanh nghiệp thanh toán các khoản chi phí: tiền hàng, nguyên vật liệu,…
- Tín dụng thương mại giúp cân bằng lại vốn kinh doanh các doanh nghiệp nhanh chóng mà không cần thông qua vay vốn các tổ chức tài chính.
- Tín dụng thương mại giúp đẩy mạnh tình hình phát triển kinh doanh hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, giúp chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp được rút ngắn mang lại được nhiều hiệu quả trong kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tín dụng thương mại tạo điều kiện để mở rộng nguồn vốn ngân hàng qua các hình thức cơ bản như chiết khấu, cầm cố cổ phiếu,…
Xem thêm: Các thủ tục vay ngân hàng mua nhà mà bạn cần phải biết trước khi vay
Nhược điểm
Tuy nhiên, tín dụng thương mại cũng có vài nhược điểm:
- Doanh thu sẽ bị trì hoãn: tín dụng thương mại được xem như một hình thức bán nợ, doanh thu có bị trì hoãn hay không còn phụ thuộc vào cách kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tín dụng thương mại là một loại nợ khó đòi vì có thể một số doanh nghiệp không thể thanh toán khoản nợ này. Khi mua người mua (người vay) không bán được sản phẩm ra thị trường thì tình trạng nợ sẽ kéo dài, cũng có nhiều trường hợp không đủ khả năng thanh toán chi trả.
Mục đích của tín dụng thương mại là gì?
Về hình thức tín dụng thương mại hiểu hơn là người bán có hàng cần bán, người mua chưa có vốn nhưng muốn có hàng để bán, và họ hợp tác với nhau được gọi là tín dụng thương mại.
Người bán có lợi đẩy nhanh các hàng hóa còn tồn đọng, thu được khoản tiền hàng, chuyển nhượng sản phẩm hàng hóa được thu hồi vốn trước hạn. Người mua có được hàng hóa để đảm bảo được quá trình kinh doanh được diễn ra mạnh mẽ.

So sánh tín dụng thương mại và tín dụng nhà nước
Sau đây là bảng so sánh chi tiết giữa tín dụng mại và tín dụng nhà nước:
Đặc điểm | Tín dụng thương mại | Tín dụng nhà nước |
Khái niệm | Mối quan hệ vay vốn hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau | Mối quan hệ vay vốn ngân hàng nhà nước với các tổ chức khác nhau |
Chủ thể tham gia | Giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp | Giữa ngân hàng nhà nước và tổ chức |
Đối tượng | Hàng hóa | Tiền |
Mục đích | Phục vụ đẩy mạnh hoạt động sản xuất, mở rộng thêm các mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp | Sử dụng vốn ngân hàng nhà nước để đẩy mạnh tình hình phát triển kinh tế của đất nước |
Thời hạn | Ngắn hạn | Ngắn, trung hoặc dài hạn |
Chi phí | Không mất phí sử dụng vốn | Có mất phí làm hợp đồng, thẩm định |
Hình thức | Hợp đồng trả chậm, thương phiếu | Hợp đồng tín dụng theo thời hạn khoản vay, theo hợp đồng thỏa thuận |
Tình hình tín dụng thương mại ở Việt Nam hiện nay
Vào giữa tháng 6 vừa qua Ngân hàng nhà nước thông báo điểm tín dụng tăng lên 8,15%, một điểm tín dụng khá cao hơn kỳ vừa qua. Mức tín dụng cho thấy được nền kinh tế có đang xu hướng phát triển mạnh mẽ, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, Ngân hàng nhà nước cùng với các nghiệp vụ chủ động linh hoạt động kiểm soát chặt chẽ tránh tình trạng lạm phát gia tăng.
Trong điều hành lãi suất, ngân hàng nhà nước tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất mặc dù hiện tại đang có xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu. Ngân hàng nhà nước muốn giữ nguyên lãi suất để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng được hỗ trợ tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng nhà nước với chi phí thấp, giảm lãi suất cho các khách hàng để hỗ trợ thủ đẩy kinh doanh phát triển đất nước.
Thông qua bài viết trên bạn đã hiểu được tín dụng thương mại là gì? Tín dụng thương mại là một phần hợp tác giữa các doanh nghiệp đẩy thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh, mang lại hiệu quả để phát triển đất nước.
Nguồn bài viết: thebank.vn