Bạn có thắc mắc nhân viên tín dụng ngân hàng là làm gì mà thu nhập hàng tháng lại cao không? Các thông tin dưới đây sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc.
Mục lục
Nhân viên tín dụng ngân hàng là gì?
Nhân viên tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để thực hiện các công việc liên quan đến tín dụng. Nhân viên tín dụng sẽ trực tiếp hỗ trợ khách hàng bổ sung các loại giấy tờ hồ sơ vay vốn. Khi bạn có nhu cầu vay vốn, thì nhân viên tín dụng sẽ tư vấn giải đáp thắc mắc hỗ trợ về các khoản vay, thẩm định khách hàng.
Nhân viên tín dụng và chuyên viên tín dụng là hai vị trí hoàn toàn khác nhau, chuyên viên thì sẽ có cấp bậc cao hơn nhân viên. Đối với vị trí chuyên viên yêu cầu phải có bằng đại học và có ít nhất 2 – 3 năm kinh nghiệm lĩnh vực tương đương. Với kinh nghiệm đó, vị trí đó thì sẽ có một mức lương cao hơn, theo đó cũng có nhiều công việc phức tạp và áp lực hơn.

Nhân viên tín dụng ngân hàng là làm gì?
Đối với một nhân viên tín dụng thì công việc mà họ thường phải làm là:
Tìm kiếm khách hàng
Ngoài ra bộ phận Marketing cung cấp các data khách hàng, thì bạn cũng nên hỗ trợ kiếm được nhiều khách hàng hơn thông qua nhiều công cụ khác nhau. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng giúp bạn tăng doanh số và tăng thu nhập cho bản thân mình.
Trực tiếp tư vấn cho khách hàng
Khi đã tìm kiếm được khách hàng, bạn dựa vào nhu cầu và thu nhập của khách hàng để tư vấn cho khách hàng một gói vay phù hợp và hỗ trợ khách hàng các thủ tục giấy tờ liên quan. Quy trình thực hiện tư vấn và hỗ trợ giấy tờ thủ tục phải được thực hiện nhanh chóng và chuyên nghiệp để tạo lòng tin cho khách hàng.
Thẩm định hồ sơ khách hàng
Đối với khách hàng vay vốn thì phải có bước thẩm định tạo nên sự uy tín, thu nhập, tài chính, tình hình kinh doanh của khách hàng. Việc này thẩm định này còn giúp ngân hàng biết được khách hàng có khả năng trả cả gốc và lãi mỗi tháng hay không?
Dựa vào thẩm định, nhân viên tín dụng sẽ đánh giá và báo cáo với cấp trên để xét duyệt hồ sơ vay vốn.
Hỗ trợ khách hàng làm các thủ tục giấy tờ liên quan
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ lập ra một hợp đồng tín dụng và tư vấn cho khách hàng về các loại giấy tờ liên quan khi vay vốn. Nếu có thắc mắc gì liên quan đến giấy tờ, nhân viên tín dụng sẽ hỗ trợ giải đáp tận tình. Dựa vào loại giấy tờ hồ sơ, ngân hàng sẽ đánh giá và hỗ trợ giải ngân sớm nhất cho khách hàng.
Theo dõi khách hàng sử dụng vốn
Một số nhân viên tín dụng của các ngân hàng sẽ có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng sử dụng vốn và theo dõi khách hàng có trả nợ vào mỗi tháng đúng thời hạn như đã thỏa thuận ngân hàng và khách hàng.
Chuyển nhóm nợ và tất toán hợp đồng
Công việc mà nhân viên tín dụng nào cũng phải là chuyển nhóm nợ, hỗ trợ thanh toán nợ trước hạn, tiến hành các thủ tục liên quan để khởi kiện thu hồi nợ, thường xuyên hối thúc khách hàng trả nợ đúng thời hạn để tránh bị nợ xấu.
Đối với việc tất toán hợp đồng thì nhân viên tín dụng phải thực hiện nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Các kỹ năng cần phải có của nhân viên tín dụng
Ngành này yêu cầu bạn phải làm việc trực tiếp với khách hàng và tiền bạc nên tính chất công việc của ngành này rất áp lực. Yêu cầu bạn có một số kỹ năng mềm để làm việc:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ là cách để giúp bạn kiếm được nhiều khách hàng, giúp công việc của bạn có thể “thuận buồm xuôi gió”. Có rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, bạn cần phải có một kỹ năng giao tiếp tốt, phải thật bình tĩnh để thuyết phục khách hàng.
Tin học văn phòng
Hầu hết hiện nay, các nhân viên tín dụng của ngân hàng đều làm việc bằng máy tính sử dụng hệ thống riêng của ngân hàng để lưu trữ hồ sơ, tính toán khoản vay. Đôi lúc, bạn cũng phải vừa tư vấn cho khách hàng vừa sử dụng máy tính.
Vì thế, phải có yêu cầu tin học văn phòng nhanh chóng để có thể vừa giao tiếp với khách hàng, vừa sử dụng máy tính một cách nhanh chóng.

Thích nghi được sự chuyển đổi
Nhu cầu vay vốn của khách hàng hiện nay không dừng, liên tục phát triển. Vì thế, là một nhân viên tín dụng phải luôn cập nhật xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng để đẩy mạnh doanh thu cho ngân hàng.
Bạn thích nghi được môi sự luân chuyển như này thì bạn có thể dễ dàng tư vấn, thuyết phục khách hàng mới dễ dàng hơn.
Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
Nhân viên tín dụng không chỉ là làm việc với tiền bạc mà còn làm việc với pháp lý, những điều khoản trong hợp đồng liên quan đến con số có thể ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng.
Vì thế, khi làm việc cần phải tập trung và phải tỉ mỉ trong từng chi tiết công việc, chắc chắn trong từng chi tiết trên hợp đồng.
Những rủi ro khó khăn khi làm nhân viên tín dụng
Nhân viên tín dụng là một nghề không phải ai cũng có thể làm được, bởi vì:
- Nhân viên tín dụng thường xuyên phải chịu áp lực công việc: làm việc với con người là điều không dễ dàng, không những thế còn liên quan đến tiền bạc, nếu sai một số có thể ảnh hưởng rất lớn. Chưa hết, mỗi tháng quản lý yêu cầu bạn phải đạt đủ KPI số của mình để đạt được doanh thu.
- Gặp khách hàng lừa đảo: đây là áp lực lớn nhất đối với nhân viên tín dụng, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và ngân hàng. Nhiều khách hàng sử dụng chính giấy tờ giả mạo để làm hồ sơ để chiếm được tiền, làm giả thu nhập để chứng minh,… nếu không may gặp những đối tượng này, chuyên viên và nhân viên tín dụng sẽ là người phải chịu trách nhiệm.
Mức thu nhập của nhân viên tín dụng là bao nhiêu?
Mức thu nhập trung bình của nhân viên tín dụng sẽ giao động từ 8 – 13 triệu, nếu cố gắng hoàn thành tốt công việc, đạt đủ KPI của tháng thì có thể cao nhất lẽ là 20 triệu/tháng.
Dựa vào các báo cáo tài chính thì mức thu nhập của nhân viên tín dụng rất cao. Tuy nhiên, mức lương của nhân viên tín dụng không cao như các báo cáo tài chính đưa ra, mức thu nhập của nhân viên tín dụng chỉ từ ½ mức thu nhập trung bình.
Ngoài ra, mức lương của nhân viên tín dụng của các ngân hàng thương mại còn ít hơn và áp lực hơn, phải luôn tìm kiếm khách hàng để đạt được doanh số hàng tháng.
Toàn bộ các thông tin trên về tín dụng ngân hàng, bạn cảm thấy thế nào về ngành này, ngành này có như trong “mơ” không? Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tìm được một ngành nghề ưng ý, có thu nhập ổn định trong cuộc sống.
Nguồn bài viết: thebank.vn