Tín dụng ngắn hạn là một phần không thể thiếu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện nay, vay tín dụng ngắn hạn hầu hết phù hợp với mọi đối tượng.
Mục lục
Khái niệm về tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là gì?
Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, loại tín dụng này thường sẽ phục vụ đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hằng ngày, cũng được xem như vốn bổ sung lưu động cho doanh nghiệp.
Khoản vay ngắn hạn là gì?
Khoản vay ngắn hạn là một loại vay hỗ trợ vốn kinh doanh hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Đây cũng là một loại tín dụng, vì thế khách hàng cần phải thanh toán số tiền cả gốc và lãi cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng một ngày trong tháng nhất định, thời hạn để sử dụng gói vay này từ 6 – 12 tháng.
Hợp đồng tín dụng ngắn hạn là gì?
Hợp đồng tín dụng ngắn hạn là một loại hợp đồng trên đó có sự đồng nhất thỏa thuận giữa ngân hàng/tổ chức tài chính và cá nhân/doanh nghiệp về việc chuyển giao một khoản tiền để sử dụng trong thời hạn ngắn nhất là 1 năm, có thể chọn hình thức trả góp hàng tháng hoặc trả cả gốc và lãi trong 1 năm.
Điển hình về các loại tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn được thể hiện rõ trên các sản phẩm của ngân hàng hiện nay như:
- Vay tiền mặt online nhanh chóng
- Vay trả góp
- Vay tiêu dùng ngắn hạn
- Thẻ tín dụng
- Vay theo hóa đơn điện nước.
Các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn
Một số hình thức cấp tín dụng ngắn hạnh phổ biến nhất hiện nay:
- Tín dụng ngắn hạn theo món: tín dụng này được dành cho doanh nghiệp, doanh nghiệp đăng ký định kỳ sẽ được cấp hạn mức tín dụng có thời hạn tối đa đến 12 tháng. Chỉ cần bổ sung các loại hồ sơ cần thiết và số tiền mà doanh nghiệp mong muốn, ngân hàng sẽ dựa trên hồ sơ và giải ngân số tiền đó.
- Hạn mức tín dụng ngắn hạn: doanh nghiệp sẽ được ngân hàng hỗ trợ cấp cho hạn mức tín dụng trong thời hạn 1 năm. Doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục 1 lần sau đó có thể rút vốn vay nhiều lần bằng chứng từ sử dụng vốn, hạn mức tín dụng ngắn thường phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thường xuyên, cần tiền xoay sở nhanh, có phương án kinh doanh hiệu quả rõ ràng.
- Hạn mức thấu chi: là hạn mức tín dụng kinh doanh thiếu hụt kịp thời, giúp doanh nghiệp trả tiền lương cho nhân viên, chi tiêu các khoản ngoài đột xuất hoặc nhu cầu vay vốn xoay sở trong kinh doanh, không cần phải làm thủ tục quá rườm rà.
Hạn mức tín dụng ngắn hạn
Hạn mức tín dụng ngắn hạn hiện nay của các ngân hàng sẽ giao động từ 100 – 500 triệu theo tùy ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, để đưa hạn mức nhất định ngân hàng cần phải đánh giá các tiêu chi sau:
- Mức thu nhập hàng tháng
- Lịch sử tín dụng rõ ràng
- Dựa vào các khoản nợ đã trả của thẻ tín dụng

Hợp đồng tín dụng ngắn hạn
Đặc điểm của hợp đồng tín dụng
- Bên cho vay phải là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có đủ điều kiện luật định cho vay. Bên vay phải là một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện bên cho vay theo pháp luật quy định.
- Hợp đồng tín dụng phải luôn được lập thành văn bản, phải được công chứng để đáp ứng được thỏa mãn của đôi bên.
- Hợp đồng phải được lập trên sự thỏa thuận, phải ghi rõ các tiêu chí trong hợp đồng như đã thỏa thuận của hai bên.
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn là cả hai bên đều phải có nghĩa vụ như nhau, phải thực hiện đúng với nghĩa vụ đó.
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm.
- Hợp đồng tín dụng ngắn hạn theo nguyên tắc vay trả, ngân hàng cho vay một khoản tiền thì khách hàng phải có nghĩa vụ trả số tiền gốc và lãi trong một thời gian nhất định.
Mục đích của hợp đồng tín dụng ngắn hạn
Tín dụng ngắn hạn là sản phẩm vay vốn chi tiêu, bổ sung vốn lưu động, nguyên vật liệu kinh doanh sản xuất, trả lương cho nhân viên hên hình thức vay này khá phổ biến. Hợp đồng được ký để thể hiện được ngân hàng đáp ứng nhu cầu cho vay, đảm bảo được quyền và nghĩa vụ cho hai bên và hai bên cần phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đó. Ngoài ra, hợp đồng còn là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa hai bên, trong trường có tranh chấp xảy ra.
Mẫu hợp đồng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————–
MẪU SỐ: 04B/CV
(Do khách hàng và NH cùng lập)
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
– Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng;
– Căn cứ Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 162/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN;
– Căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng và kết quả thẩm định của NH………
………
Hôm nay, ngày……tháng…….năm…….., tại ….. chúng tôi gồm có:
BÊN CHO VAY (BÊN A): Chi nhánh NH………
Địa chỉ:………..
Người đại diện là ông (bà):………
Giấy ủy quyền số (nếu có)……. do ông (bà)……. ủy quyền
BÊN VAY (BÊN B)
Họ và tên:………
Địa chỉ thường trú:………
Người đại diện là ông (bà):……..
CMND số:……… ngày cấp………. , nơi cấp:…………….
Giấy ủy quyền số (nếu có)………. do ông (bà)………. ủy quyền
Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay tiền theo nội dung thỏa thuận dưới đây:
Điều 1: Phương thức cho vay, số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay:
Phương thức cho vay:………
Số tiền vay (bằng số)………….
(Bằng chữ:…………….. )
(Số tiền cho vay cụ thể được tính cho từng lần rút vốn được theo dõi tại phụ lục hợp đồng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng này).
Mục đích sử dụng tiền vay:
……………
Điều 2: Lãi suất cho vay:
– Lãi suất tiền vay là: ……… tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
– Lãi tiền vay Bên B phải trả cho Bên A chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ.
– Phương pháp trả lãi tiền vay:
+ Theo định kỳ riêng:………. /1 lần vào ngày………..
+ Hoặc trả lãi tiền vay cùng với kỳ trả nợ gốc.
– Lãi suất nợ quá hạn: Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu Bên B không có khả năng trả nợ đúng hạn gốc, lãi và không được điều chỉnh kỳ hạn trả gốc, lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc, thì NHNosẽ chuyển toàn bộ số dư nợ thực tế sang nợ quá hạn và Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng……….. %/tháng.
Điều 3: Thời hạn cho vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ:
Thời hạn cho vay:…… tháng. Hoặc thời hạn của hạn mức tín dụng…………. tháng, kể từ ngày……tháng…….năm 200………..
Ngày nhận tiền vay lần đầu:.. Ngày trả nợ cuối cùng……..
Kế hoạch phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ (thực hiện theo phụ lục kèm theo).
Trường hợp Bên B trả nợ bằng đồng tiền khác với đồng tiền cho vay thì phải được Bên A chấp thuận.
Trường hợp Bên B rút tiền vay nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay Bên B lập một giấy nhận nợ gửi Bên A.
Điều 4: Hình thức bảo đảm tiền vay: Cho vay có/không có bảo đảm bằng tài sản
(Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản được kèm theo hợp đồng bảo đảm tiền vay).
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
5.1- Bên A có quyền:
a) Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của Bên B;
b) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
c) Có quyền định đoạt tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản làm đảm bảo tiền vay trong những trường hợp sau:
– Bên B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
– Không có chủ thể kế thừa nghĩa vụ của Bên B;
– Xảy ra bất ký sự kiện pháp lý nào giải phóng Bên B khỏi nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng này;
- d) Gia hạn nợ gốc, lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi theo quy định của NHNN.
5.2- Bên A có nghĩa vụ
a) Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
b) Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1- Bên B có quyền:
a) Từ chối yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng này;.
b) Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng này theo quy định của pháp luật.
6.2- Bên B có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
b) Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong hợp đồng này;.
c) Trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận của hợp đồng này;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay.
Điều 7: Một số cam kết khác:
………….
Điều 8: Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng:
Khi một trong hai muốn có sự thay đổi nội dung điều khoản nào của hợp đồng này thì gửi đề xuất tới bên kia bằng văn bản. Nếu bên kia chấp thuận, hai bên sẽ ký bổ sung điều khoản thay đổi đó trong một thỏa thuận bằng văn bản đi liền với hợp đồng này.
Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng tín dụng này sẽ được hai bên cùng thỏa thuận theo quy định về mua, bán nợ của NHNN. Các điều khoản khác của hợp đồng này không thay đổi.
Điều 9: Cam kết chung:
Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Nếu có tranh chấp thì hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa kinh tế nơi có trụ sở của Bên A.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, các bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được thanh lý khi Bên B hoàn trả xong cả gốc và lãi.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Kèm theo hợp đồng tín dụng số:……………/HĐTD ngày……tháng…….năm 200…
1- THEO DÕI PHÁT TIỀN VAY VÀ KẾ HOẠCH TRẢ NỢ:
PHÁT TIỀN VAY | PHÂN KỲ TRẢ NỢ | CHỮ KÝ | ||||||
Ngày, tháng, năm | Đối tượngcho vay | Số tiền vay | Lãi suấtcho vay | Ngày, tháng, năm | Số tiền gốc | Số tiền lãi | Kế toán cho vay | Người vay |
2- ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ GỐC, LÃI; GIA HẠN NỢ GỐC, LÃI:
NGÀY, THÁNG NĂM | GIA HẠN NỢ GỐC | GIA HẠN NỢ LÃI | ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN NỢ GỐC | ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ LÃI | ||||
Số tiền | Đến ngày…. | Số tiền | Đến ngày…. | Số tiền | Đến ngày…. | Số tiền | Đến ngày…. | |
3- THEO DÕI THU NỢ, CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN:
Ngày, tháng, năm | Thu nợ trong hạn | Chuyển nợquá hạn | Thu nợ quá hạn | Dư nợ | Chữ ký | ||||
Gốc | Lãi | Gốc | Lãi | Tổng số | Trong đó nợ QH | Kế toán cho vay | Người trả | ||
Hướng dẫn soạn thảo
Hai bên phải ghi rõ ràng tháng năm thực hiện hợp đồng,
Bên cho vay (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính): thông tin, địa chỉ, người đại diện, giấy ủy quyền rõ ràng chi tiết.
Bên vay (khách hàng): thông tin, họ tên, địa chỉ, CCCD, người đại diện.
- Điều 1: Ghi phương thức cho vay tiền, số tiền cho vay, cụ thể toàn bộ số tiền được rút, giấy nhận nợ
- Điều 2: Lãi suất thời điểm ký hợp đồng theo quy định của ngân hàng và pháp luật, ghi rõ lãi suất theo tháng/kỳ
- Điều 3: Ghi rõ thời hạn cho vay, phương thức thanh toán và thời hạn thanh toán của các tháng
- Điều 7: Bổ sung thêm các cam kết của ngân hàng (nếu có)
Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn
Vay tín dụng ngắn hạn sẽ có đặc điểm tiêu biểu sau:
- Được hỗ trợ hạn mức vay đến 500 triệu (tùy ngân hàng)
- Có thời hạn vay dưới 1 năm
- Sử dụng vốn với nhiều mục đích khác nhau
- Có thể trả nợ trước hạn.
Vai trò của tín dụng ngắn hạn
Vai trò tiêu biểu của sản phẩm tín dụng ngắn hạn như sau:
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất
- Giúp doanh nghiệp quản lý chi tiêu và sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả
- Tác động trực tiếp đến tốc độ phát triển của ngân hàng.
Khi nào doanh nghiệp nên sử dụng tín dụng ngắn hạn
Sự khác biệt tài chính ngắn hạn và tài chính dài hạn là thời hạn cho vay. Vay tín dụng ngắn hạn thường có thời hạn trong 1 năm hoặc dưới một năm. Gói vay tín dụng ngắn hạn thường phù hợp với các chủ doanh nghiệp chỉ sử dụng thanh toán các hợp đồng mua bán nhỏ lẻ, trả tiền nhân viên, hỗ trợ mở rộng kinh doanh, đầu tư dài sẽ là một lựa chọn tốt.

So sánh các hình thức cấp tín dụng
Các hình thức tín dụng phổ biến hiện nay: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn. So sánh hình thức dưới đây:
- Tín dụng ngắn hạn: loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, gói này phục vụ huy động vốn bổ sung và vốn lưu động hoặc sử dụng tài chính để phục vụ nhu cầu cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: loại tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, gói sản phẩm này phù hợp đáp ứng nhu cầu mua sắm có tài sản cố định, mở rộng phạm vi kinh doanh.
- Tín dụng dài hạn: loại tín dụng có thời hạn từ 5 năm trở lên, gói sản phẩm này phù hợp để đầu tư phát triển mua nhà ở, đâu tư chiều sâu, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế.
Thẩm định tín dụng ngắn hạn
Là phân tích và xem xét khoản vay mà khách hàng yêu cầu, dựa trên các hồ sơ mà khách hàng cung cấp và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Thẩm định là một bước không thể thiếu, là cơ sở để ra quyết định cho vay vốn.
Nội dung thẩm định theo tiêu chuẩn 5C
- Character: thẩm định dựa trên tính cách của người vay, thẩm định qua năng lực, trí tuệ, độ tín nhiệm và đạo đức của người vay.
- Capacity: thẩm định qua khả năng trả nợ của khách hàng, có khả năng đi vay thì cũng có khả năng trả nợ, trả nợ tốt cũng là một phần quan trọng để nâng cấp điểm tín dụng. Bất kể đối tượng nào khi vay đều phải chứng minh được năng lực, công việc để tạo ra nguồn thu nhập trả nợ cho ngân hàng.
- Capital: nếu là doanh nghiệp thì vay vốn là một yếu tố quan trọng, doanh nghiệp phát triển là điều mà ngân hàng quan tâm tin tưởng nhu cầu sử dụng vốn. Không có một ngân hàng nào sẽ cấp cho doanh nghiệp hạn mức vay vốn là 100% nhu cầu. Doanh nghiệp phải sử dụng vốn doanh nghiệp và vốn tín dụng của ngân hàng để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh mới có hiệu quả.
- Collateral: tài sản cầm cố là cách để ngân hàng tạo ra nghĩa vụ cho khách hàng phải trả hàng tháng, gắn chặt trách nhiệm của khách hàng với khoản vay. Nếu như khách hàng không có thể trả nợ khoản vay, thì tài sản cầm cố sẽ trở thành nguồn nợ thứ hai của ngân hàng. Tài sản cầm cố phải có giá trị đáp ứng các điều kiện của ngân hàng.
- Conditions: điều kiện khi vay vốn ngân hàng là những điều kiện nhất định có tính pháp lý, kinh tế, tài chính được quy định trong trên văn bản, để đảm bảo hoạt động tín dụng của họ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đây cũng là điều kiện để giải quyết các vấn đề liên quan đến gói vay: lãi suất, thời hạn,…

Nội dung thẩm định theo tiêu chuẩn 5P
- Purpose: khách hàng cần phải nêu ra mục đích vay vốn, doanh nghiệp hoặc cá nhân vay vốn phải có mục đích rõ ràng. Nếu mục đích sử dụng hợp pháp, phù hợp để kinh doanh thì ngân hàng sẽ sẵn sàng hỗ trợ làm hồ sơ vay vốn.
- Payment: khách hàng cần phải thanh toán để chứng minh được minh được khả năng thanh toán đối với các khoản nợ, khả năng thanh toán phụ thuộc vào nguồn thu nhập. Nếu có một nguồn thu nhập ổn định, có kế hoạch chi tiêu thanh toán hàng tháng đều đặn thì các khoản nợ của các ngân hàng sẽ được thanh toán đúng hẹn.
- Protection: thẩm định còn được xem như một cách bảo vệ giúp ích cho khách hàng an toàn trong quá trình vay vốn. Hệ thống bảo vệ trong cả khi chuyển nhượng sử dụng vốn một cách hợp pháp, đúng mục đích mà còn được bảo vệ đảm bảo về các mặt tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo. Tùy vào mỗi khách hàng và hồ sơ khách hàng khác nhau để được một hệ thống bảo vệ tốt nhất.
- Policy: chính sách phát triển doanh nghiệp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Doanh nghiệp có một chiến lược, ngân sách về các nội dung như: thay đổi nền công nghệ hóa, thay đổi các trang thiết bị, ổn định và phát triển mở rộng thị trường, đổi mẫu mã sản phẩm hợp thời với sản phẩm.
- Pricing: đánh giá trong cơ chế thị trường, cạnh tranh về giá khá là khốc liệt, biểu hiện cao nhất của cạnh tranh là cạnh tranh về giá cả, phần giá cả vẫn nằm trong một thời giới hạn mà pháp luật quy định nhưng cạnh tranh về giá mang tính chất quyết định.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến gói vay tín dụng ngắn hạn. Gói vay phù hợp rất nhiều đối với cá nhân sử dụng tài chính để tiêu dùng và cũng phù hợp với doanh nghiệp để sử dụng chi tiêu các khoản hợp đồng mua bán nhỏ lẻ, cần vốn bổ sung, vốn lưu động.
Nguồn bài viết: thebank.vn