Rủi ro tín dụng là gì? Là phần không thể thiếu trong thị trường tài chính hiện nay, rủi ro tín dụng có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác.
Mục lục
Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là gì?
Rủi ro tín dụng là khách hàng không có khả năng trả nợ, thanh toán khoản vay cho ngân hàng khi đến kỳ hạn thanh toán. Khi xảy ra rủi ro tín dụng thì người vay phải là người chịu trách với rủi ro này, trên hợp đồng tín dụng cũng đã thỏa thuận đầy đủ. Các nội dung về rủi ro tín dụng thường được thấy nhiều nhất trên các hợp đồng tín dụng của các ngân hàng và công ty tài chính.
Quản lý rủi ro tín dụng là gì?
Quản lý rủi ro tín dụng là xem xét, phân tích tình hình mức độ rủi ro và đánh giá tìm ra các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng hoặc loại bỏ rủi ro tín dụng để mang lại an toàn cho khách hàng khi vay vốn.

Ví dụ về rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại
Ví dụ về rủi ro tín dụng mà có thể dễ thấy nhất là thanh toán trễ hẹn, khách hàng thanh toán không đúng với số tiền đã thỏa thuận với ngân hàng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển tài chính của ngân hàng/công ty tài chính nói chung và nhà nước nói riêng.
Phân loại các rủi ro tín dụng hiện nay
Rủi ro tín dụng được chia thành rủi ro tín dụng của ngân hàng và rủi ro tín dụng các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn:
Rủi ro tín dụng của ngân hàng
Rủi ro lớn nhất là rủi ro về tài chính bị ảnh hưởng trực tiếp bởi môi trường bên ngoài. Mỗi đối tượng, ngân hàng sẽ xem xét khả năng chi trả, thu nhập mỗi tháng, tài sản thế chấp có giá trị như thế nào,…
Khi đến thời hạn thanh toán nhưng người vay không có khả năng chi trả cả gốc và lãi thì ngân hàng phải xem xét điều chỉnh lại phương án dự phòng đến rủi ro trong tín dụng. Nếu làm vậy thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình xoay vòng vốn của ngân hàng, điều này làm tăng tỷ lệ rủi ro trong tín dụng.
Rủi ro tín dụng của doanh nghiệp
Vay tín chấp hoặc vay thế chấp thì mục đích sử dụng vốn của mỗi người hoàn toàn khác nhau, ngân hàng không thể kiểm soát được.
Kể cả khi doanh nghiệp vay vốn để cầm cự xoay vốn, phát triển doanh nghiệp nhưng không đủ khả năng thanh toán cũng sẽ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.
Nguyên nhân thường xuyên dẫn đến rủi ro của doanh nghiệp là khả năng quản lý doanh nghiệp công ty chưa tốt, tình trạng tham nhũng trong các bộ phận của doanh nghiệp quá nhiều, sử dụng vốn kinh doanh sai mục đích sai hướng đi.
Nguyên nhân của các rủi ro tín dụng là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong tín dụng:
Rủi ro tín dụng do môi trường pháp lý
Những yếu tố pháp lý trong hợp đồng không đủ chặt chẽ, căn cứ nên nhiều người đã coi việc này để trốn nợ, làm cho ngân hàng xử lý nợ lâu. Ngoài ra, kiểm tra giám sát nhà nước quá nặng về hình thức giấy tờ.
Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế
Kinh tế cũng có phần ảnh hưởng trực tiếp rủi ro trong tín dụng:
- Khi kinh tế ổn thì sẽ hạn chế được nhiều rủi ro trong tín dụng và ngược lại kinh tế có nhiều biến động thay đổi thì rủi ro trong tín dụng rất cao.
- Yếu tố về thiên tai hay dịch bệnh cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế, dẫn đến rủi ro trong tín dụng tăng cao
- Xu hướng phát triển hội nhập toàn cầu giúp nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt, tăng nguy cơ nợ xấu khi khách hàng vay vốn của ngân hàng. Không những thế, các ngân hàng trong nước còn phải chịu áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài.

Rủi ro tín dụng do ngân hàng
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng chính là cách quản trị rủi ro của ngân hàng quá kém, chính sách thẩm định và giải ngân những hồ sơ vay vốn quá dễ dàng đã dẫn đến nợ xấu, rủi ro trong tín dụng tăng cao.
Rủi ro tín dụng do khách hàng
Khách hàng cũng dẫn đến rủi ro khá cao:
- Khách hàng vay vốn tiêu dùng, tín chấp nhưng lại đến hạn không trả nợ hoặc không muốn trả nợ.
- Khi doanh nghiệp vay vốn cần phải chứng minh được nguồn thu nhập hàng tháng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, phải có phương án sử dụng vốn đúng mục đích và hợp lý.
- Chiến lược kinh doanh quá kém, thua lỗ quá nhiều không có khả năng trả nợ.
- Phải báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cho ngân hàng để ngân hàng dựa vào cơ sở đó để duyệt hồ sơ vay vốn.
Hậu quả của rủi ro tín dụng
Ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng
Ngân hàng phải chịu rất nhiều rủi ro khi cho vay nhưng không có khả năng trả. Ngân hàng mất đi một khoản tiền lãi, mất đi khoản lợi nhuận và vốn của ngân hàng. Nếu nhiều đối tượng không trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ dễ dàng lâm vào tình trạng phá sản.
Nếu ngân hàng cho vay nhưng lại có quá nhiều đối tượng nợ xấu, nợ không thu hồi thì Ngân hàng nhà nước sẽ trực tiếp giám sát, giảm đi uy tín và tầm hoạt động của ngân hàng.
Ảnh hưởng đến nền Kinh tế
Khi tỷ lệ nợ xấu quá cơ, dẫn đến ngân hàng không hỗ trợ khách hàng vay tín chấp. Khách hàng rút tiền tiết kiệm dẫn đến ngân hàng không còn vốn để đầu tư xoay vốn, phải vay từ các ngân hàng khác hoặc ngân hàng nhà nước, tiền tệ kinh tế bị xáo lộn dẫn đến nền kinh tế trở nên bất ổn, lạm phát tăng.
Làm cách nào để quản lý rủi ro trong tín dụng?
Có 6 cách để quản lý rủi ro trong tín dụng mà bạn cần phải biết:
- Chuẩn bị một chiến lược: quản lý rủi ro tín dụng và xác định hạn mức tín dụng phù hợp với khách hàng, tình hình kinh doanh của ngân hàng.
- Cần có một hệ thống xếp hạng tín dụng: ngoài hệ thống CIC để kiểm tra lịch sử thanh toán tín dụng của khách hàng, ngân hàng cũng sẽ có một hệ thống quản lý tín dụng riêng thể hiện từng khoản vay của khách hàng.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng: bất kỳ khoản vay nào đều có rủi ro nên cần phải kiểm soát đo lường một cách chi tiết, dựa vào đó để đánh giá và hạn chế những rủi ro tín dụng.
- Thẩm định chi tiết kỹ lưỡng cho gói vay, phân tích tình hình của khách hàng.
- Quản lý chặt chẽ các khoản vay tín dụng có vấn đề: tăng cường giám sát trước và sau giải ngân đối với những khoản vay tín chấp có vấn đề, có chính sách với những ngành dịch vụ rủi ro cao.
- Quy trình quản lý và xử lý rủi ro tín dụng: hoàn thiện đo lường rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Hiện nay, tình trạng nợ xấu nợ quá hạn nhưng chưa thanh toán vẫn còn hoành hành khá nhiều, việc này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến rủi ro trong tín dụng và tình hình kinh tế của nước nhà.
Nguồn bài viết: thebank.vn