Các tổ chức lừa đảo cho vay tín chấp với mức lãi suất ưu đãi hơn rất nhiều với ngân hàng, và đã từng có rất nhiều nạn nhân.
Mục lục
Những hình thức lừa đảo cho vay tín chấp
Những chiêu trò này vô cùng tinh vi, khách hàng cần phải cảnh giác với các hình thức:
Sử dụng mạng xã hội để lừa đảo khách hàng vay tín chấp
Những kẻ gian sử dụng tài khoản các mạng xã hội như Facebook, Zalo,… cài đặt ảnh đại diện như người dùng thông thường. Kết bạn với nhiều người để lừa đảo, ăn cắp thông tin khách hàng để đăng ký khoản vay.
Nhìn vào hồ sơ người dùng quá tốt, quá uy tín nên nhiều người đã tin tưởng và lựa chọn hình thức vay online này. Từ đó, đã rất nhiều người sập bẫy, và khi bị phát hiện, các kẻ gian này sẽ chặn mọi tài khoản, chặn mọi hình thức liên lạc, xóa hết tất cả mọi thứ.
Giả mạo tin nhắn, website của ngân hàng
Kẻ gian sẽ thông báo trực tiếp đến số điện thoại của khách hàng với những nội dung như: cập nhật hệ thống, trúng thưởng, mã OTP xác thực tài khoản,… sau đó kẻ gian sẽ yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link website kẻ gian, cung cấp tất cả các thông tin thẻ như: mã thẻ, tài khoản, mã OTP kích hoạt, mã rút tiền,… và từ đó sẽ cướp sạch tiền của ngân hàng trong tài khoản.
*Chú ý: đường link website của kẻ gian tạo ra rất tinh vi, giống 90% website của ngân hàng, khách hàng cần phải thận trọng chú ý trước khi truy cập.

Lấy thông tin khách hàng thông qua ứng dụng cho vay
Chiêu trò giả danh các cán bộ nhân viên lừa đảo vay tín chấp:
- Chiêu trò 1:
Khách hàng tiếp cận gói vay và phải cung cấp các loại thông tin cơ bản cho kẻ gian như: CCCD và sổ hộ khẩu. Kẻ gian này sẽ tư vấn cho khách hàng những gói vay với nhiều chính sách ưu đãi. Khi đồng ý, kẻ gian này sẽ cấp một hợp đồng online có chữ ký giải ngân của chính chữ kỹ lãnh đạo ngân hàng.
Tuy nhiên, trước khi giải ngân thì kẻ gian yêu cầu khách hàng phải thanh toán một loại phí để tiến hành giải ngân. Sau khi nhận được tiền, kẻ gian sẽ chặn hết tất cả mọi liên lạc của khách hàng, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
- Chiêu trò 2:
Kẻ gian sẽ giả danh làm tư vấn vấn hỗ trợ khách hàng đăng ký gói vay. Sau khi đăng ký gói vay, thì tư vấn viên này có gửi một loại tin nhắn thông báo khách hàng có nợ xấu. Tuy nhiên, người vay không nợ xấu hoặc nợ bất kỳ tổ chức nào. Kẻ gian yêu cầu bạn phải thanh toán khoản nợ này, nếu khách hàng thanh toán khoản nợ này, khách hàng sẽ mắc bẫy. Từ đó, kẻ gian sẽ chặn mọi liên lạc, xóa tin nhắn,…
- Chiêu trò 3:
Chiêu trò rút tiền mặt từ thẻ tín dụng không lãi suất, không mất phí rút. Vì quá ưu đãi, hấp dẫn nên khách hàng đã tin tưởng lựa chọn hình thức này. Kẻ gian sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thẻ tín dụng, mã hợp đồng online và gửi mã OTP đến cho khách hàng. Nếu khách hàng cung cấp mã OTP này cho kẻ gian, sẽ mất sạch tất cả các số tiền trong thẻ tín dụng.
Ví dụ về hình thức lừa đảo cho vay tín chấp
Thời gian gần đây, xuất hiện các nhóm đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên của ngân hàng, công ty tài chính, công nghệ tài chính uy tín mời chào người dân vay tiền online. Nhưng thực chất đây là mánh khóe lừa đảo dụ dỗ mọi người chuyển tiền để các đối tượng chiếm đoạt.
Thủ đoạn của các đối tượng là mời chào nạn nhân vay vốn với nhiều ưu đãi như cam kết hỗ trợ ngay cả trường hợp đang có nợ xấu, thủ tục đơn giản không qua thẩm định, giải ngân trong vòng 1 giờ, hạn mức cho vay lớn, lãi suất thấp… để thu hút khách hàng. Sau đó, đối tượng sẽ yêu cầu khách hàng cài đặt ứng dụng cho vay online để đăng ký hồ sơ khoản vay.
Để khách hàng tin tưởng, các đối tượng gửi thông báo phê duyệt khoản vay cho khách hàng (đối tượng sử dụng con dấu giả của các ngân hàng) và được yêu cầu đăng nhập ứng dụng để giải ngân. Tuy nhiên,sau đó đối tượng sẽ thông báo lỗi giải ngân và yêu cầu nộp tiền để xử lý khoản vay… Thực tế sau khi khách hàng nộp tiền xong sẽ không nhận được bất kỳ khoản tiền giải ngân nào và mất toàn bộ số tiền đã nộp theo yêu cầu.
Do cần vốn làm ăn, thấy trên mạng quảng cáo cho vay tiền không cần chứng minh thu nhập và tài sản thế chấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng nên bà H. (Hải Phòng) đã liên hệ tìm hiểu. Đối tượng tự xưng là cán bộ ngân hàng, cam kết cho bà H. vay 100 triệu đồng, chỉ cần gửi ảnh sổ hộ khẩu, phí hồ sơ tính theo gói vay là 10,5 triệu đồng. Nếu bà H. đồng ý thì đặt cọc 50% phí để giải ngân.
Tin lời đối tượng, bà H. liền đóng 5,25 triệu đồng và ngay lập tức nhận được tin nhắn đầu số ngân hàng (giả) là hồ sơ đã được phê duyệt. Sau đó bà H. tiếp tục nhận được yêu cầu phải đóng trước 1 tháng tiền lãi là 4 triệu đồng và phí bảo hiểm 6,85 triệu để hoàn tất thủ tục. Để bà H. tin tưởng, đối tượng lừa đảo đã gửi cho bà ảnh chụp “Hợp đồng tín dụng”, có đóng dấu đỏ logo của ngân hàng với nội dung đã phê duyệt khoản vay của bà H. kèm thời gian có hiệu lực. Tin lời đối tượng, bà H. đã chuyển tiếp số tiền theo các khoản mà “bên ngân hàng” yêu cầu. Thế nhưng, tiền đóng xong, phía bên kia khóa luôn điện thoại, đến lúc đó bà H. mới biết mình bị lừa.
Nguồn: Công an nhân dân
Khi bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?
Nếu bạn mắc phải tình trạng lừa đảo vay tiền online thì điều đầu tiên bạn phải bình tĩnh và làm theo sau:
- Hãy kể lại với người thân hoặc bạn bè để tìm ra một phương án tốt nhất, không nên quá hoang mang, hoảng hốt sẽ khó quyết định.
- Với số tiền lừa đảo trên 2 triệu thì bạn có quyền đến các cơ quan chức năng thẩm quyền để làm hồ sơ thủ tục truy bắt tội phạm lừa đảo.

Biện pháp tránh lừa đảo vay tín chấp
Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, để tránh những trường hợp lừa đảo khi vay tín chấp cần phải chú ý các điều sau:
- Nên vay tại các ngân hàng uy tín nhất hiện nay, có website, văn bản giấy tờ rõ ràng
- Vay tại các tổ chức tín dụng cần phải tìm hiểu tổ chức tín dụng
- Tìm hiểu rõ về lãi suất, thời hạn và số tiền cần vay
- Vay online thì cần phải tìm đến các cơ sở uy tín
- Các ứng dụng vay tiền thường là những ứng dụng cho vay nóng, vay tiền lãi suất cao
- Không chia sẻ thông tin cho bất kỳ ai
- Đọc kỹ hợp đồng vay tín chấp trước khi ký.
Nguồn bài viết: thebank.vn