Quy định về hợp đồng tín dụng đầy đủ nhất

Khi hồ sơ vay vốn của bạn được duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành hẹn bạn đăng ký hợp đồng tín dụng và giải ngân số tiền cho bạn.

Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là một văn bản chứa đầy đủ các thông tin liên quan đến sự thỏa thuận của khoản vay trong thời gian nhất định giữa ngân hàng/tổ chức tài chính và khách hàng.

Hợp đồng tín dụng là gì?
Hợp đồng tín dụng là gì?

Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Ngoài những đặc điểm cơ bản, hợp đồng tín dụng có một số đặc điểm khác biệt như:

  • Chủ thể: một bên tham gia hợp đồng là tổ chức tín dụng có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật. Bên tham gia hợp đồng là khách hàng có nhu cầu vay có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình đáp ứng đủ điều kiện vay vốn mà pháp luật quy định.
  • Đối tượng: đối tượng của hợp đồng tín dụng luôn luôn là tiền (tiền mặt), xác định được số tiền được vay và phải được hai bên thỏa thuận chấp nhận, ghi rõ trong hợp đồng.
  • Quyền lợi cho vay: trong quá trình vay vốn chứa đựng rất nhiều rủi ro về quyền lợi của hai bên, vì thế cần phải được cam kết bởi hai bên trong hợp đồng tín dụng. Nếu người vay trả nợ không đúng hạn thì bên cho vay vẫn có thể đòi trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian dài mà không thanh toán khoản nợ thì sẽ áp dụng những biện pháp trên hợp đồng đã thỏa thuận.
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ: trong hợp đồng tín dụng, ngân hàng hoặc công ty tài chính phải là người thực hiện chuyển giao số tiền (giải ngân) cho khách hàng để làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của hai bên. Khi đã giải ngân hoàn tất số tiền, khách hàng phải có trách nhiệm thanh toán số tiền hàng tháng mà đã thỏa thuận với ngân hàng.

Các loại hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng được chia thành hợp đồng tín dụng có tài sản đảm bảo và hợp đồng tín dụng không có tài sản đảm bảo:

Hợp đồng có tài sản đảm bảo

Hợp đồng tín dụng có tài sản đảm bảo là hợp đồng có thỏa thuận bằng văn bản, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cam kết sẽ chuyển giao số tiền vay trong một thời gian nhất định nhưng với điều kiện khách hàng phải có nghĩa vụ hoàn trả thanh toán cả gốc và lãi số tiền.

Hợp đồng tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản

Đối với những khoản vay kinh doanh hoặc vay tiêu dùng sẽ sử dụng hợp đồng tín dụng không cần tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ dựa vào độ uy tín và mức thu nhập để ngân hàng cho vay và xác định khả năng trả nợ của khách hàng.

Mẫu hợp đồng tín dụng

Mẫu hợp đồng VPBank

Mẫu hợp đồng VPBank - 1 Mẫu hợp đồng VPBank - 2
Mẫu hợp đồng VPBank - 3
Mẫu hợp đồng VPBank - 4
Mẫu hợp đồng VPBank - 5
Mẫu hợp đồng VPBank - 6
Mẫu hợp đồng VPBank - 7 Mẫu hợp đồng VPBank - 8 Mẫu hợp đồng VPBank - 9 Mẫu hợp đồng VPBank - 10 Mẫu hợp đồng VPBank - 11 Mẫu hợp đồng VPBank - 12 Mẫu hợp đồng VPBank - 13 Mẫu hợp đồng VPBank - 14

Mẫu hợp đồng Vietcombank

Mẫu hợp đồng Vietcombank - 1 Mẫu hợp đồng Vietcombank - 2 Mẫu hợp đồng Vietcombank - 3
Mẫu hợp đồng Vietcombank - 4

Hợp đồng tín dụng có cần công chứng không?

Văn bản pháp luật quy định Điều 122 Luật Nhà ở 2014 về hợp đồng, một số hợp đồng giao dịch cần công chứng là:

  • Hợp đồng mua bán nhà ở
  • Hợp đồng tặng nhà ở, bất động sản: tặng nhà tình nghĩa, tặng nhà tình thương
  • Hợp đồng cho quyền sử dụng đất
  • Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở
  • Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  • Hợp đồng thế chấp nhà ở
  • Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
  • Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại
  • Văn bản kế thừa nhà ở, quyền sử dụng đất

Theo quy định pháp luật thì hợp đồng tín dụng không cần công chứng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể công chứng để đảm bảo quyền lợi của hai bên, chứng thực chứng từ đầy đủ sẽ góp phần giúp hợp đồng tín dụng có tính pháp lý hơn, tránh xảy ra tranh chấp.

Hợp đồng tín dụng là một phần không thể thiếu trong quy trình đăng ký vay vốn của ngân hàng. Dựa trên hợp đồng, ngân hàng và khách hàng đều có nghĩa vụ ngang nhau, cần phải thực hiện đúng như nghĩa vụ trách nhiệm mà hai bên đã thỏa thuận.

Nguồn bài viết: thebank.vn